logo

Bệnh viện giao thông vận tải

Sức khỏe của bạn - Sứ mệnh của chúng tôi

Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường
Sinh hoạt khoa học: Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh  Đái tháo đường

Chiều ngày 31/8, Bệnh viện Giao thông vận tải tổ chức buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ với bài báo cáo: “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường năm 2023”.

BS Lê Quang Hiếu – khoa Nội A1 trình bày báo cáo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường năm 2023” tại buổi sinh hoạt hoa học.

Trong phần trình bày của mình, BS Lê Quang Hiếu – khoa Nội A1 đã nêu lên nhiều thông tin cập nhật về bệnh ĐTĐ dựa trên các khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, Hội nội tiết và ĐTĐ Việt Nam, ADA (American Diabetes Association – Hiệp hội ĐTĐ Mỹ).

Hiện nay trên thế giới có khoảng 537 triệu người lớn (20 - 79 tuổi) mắc bệnh ĐTĐ. Con số này dự báo tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người vào năm 2045. Cứ 3 trong 4 người bị ĐTĐ sinh sống tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam có khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh ĐTĐ; hơn 55% bệnh nhân hiện mắc ĐTĐ đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.

Những con số nêu trên cho thấy nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị, gánh nặng bệnh tật và kinh tế do bệnh ĐTĐ gây nên là rất lớn.

TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Tổng giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải (ngoài cùng bên trái) chủ trì buổi sinh hoạt khoa học.

Về mặt chẩn đoán ĐTĐ, các khuyến cáo mới nhất đưa ra phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán với ĐTĐ típ 1, típ 2, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ do nguyên nhân khác. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ khi: đường máu lúc đói ≥126 mg/dL (7,0 mmol/L), hoặc đường máu 2 tiếng sau test dung nạp đường ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc HbA1C≥6.5% (48 mmol/mol) hoặc ở một bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của ĐTĐ có đường máu ngẫu nhiên ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L).

Quan trọng không kém là việc sàng lọc, theo dõi những đối tượng tiền ĐTĐ bằng các chỉ số xét nghiệm tương tự như trên: đường máu lúc đói: 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L), hoặc đường máu 2 giờ sau test dung nạp đường: 140 - 199 mg/dL (7,8 - 11,0 mmol/L), hoặc HbA1C: 5,7 - 6,4% (39 - 47 mmol/mol). Xét nghiệm sàng lọc nên được xem xét ở người lớn thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥23 kg/m2) có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau: bố hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ; có yếu tố nguy cơ/mắc các bệnh tim mạch; Tăng huyết áp (≥130/80 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp); HDL-C < 0,90 mmol/L và/hoặc LDL-C > 2,82 mmol/L; những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang; lười hoạt động thể chất; những người nhiễm HIV.

Toàn cảnh buổi sinh hoạt khoa học.

Về tần suất, những người bị tiền ĐTĐ nên được kiểm tra hàng năm. Những người được chẩn đoán mắc ĐTĐ thai kỳ nên làm xét nghiệm suốt đời với tần suất ít nhất 3 năm một lần. Đối với tất cả những người khác, xét nghiệm nên bắt đầu ở tuổi 35. Nếu kết quả bình thường, xét nghiệm nên được lặp lại trong khoảng thời gian tối thiểu 3 năm, xem xét xét nghiệm thường xuyên hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ khác.

Các phương pháp điều trị tổng thể bệnh đái tháo đường bao gồm: Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống như không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực; Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng; Thuốc uống hạ đường huyết; Thuốc tiêm hạ đường huyết; Kiểm soát tăng huyết áp; Kiểm soát rối loạn lipid máu; Chống đông; Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc. Mục tiêu điều trị là HbA1C <7,0% (53 mmol/mol), đường máu lúc đói dao động trong khoảng 80 - 130 mg/dL  (4,4 - 7,2 mmol/L) và đỉnh đường máu mao mạch sau ăn <180 mg/dL (10,0 mmol/L). Cần điều trị ngay lập tức, tích cực cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán để tránh nguy cơ lâu dài không thể khắc phục đối với các biến chứng và tử vong. Các khuyến cáo mới nhấn mạnh việc cá thể hóa điều trị, cân nhắc đơn giản hóa điều trị và nới lỏng điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi và statin được khuyến cáo rộng rãi trong điều trị dự phòng tiên phát bệnh lý tim mạch.

Cuối buổi sinh hoạt khoa học là phần thảo luận hết sức sôi nổi của các bác sỹ, điều dưỡng đến từ khoa khám bệnh và các khoa điều trị bệnh nhân nội trú. Bệnh viện Giao thông vận tải luôn chú trọng cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ thông qua những buổi sinh hoạt khoa học cũng như tham gia các hội thảo chuyên ngành với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận